I. QUI CHẾ THƯỜNG TRỰC
1. Chế độ thường trực ngoài giờ hành chính, ngày lễ,
ngày nghỉ phải bảo đảm liên tục 24h/24h kịp thời cấp cứu, khám bệnh, chẩn đoán
và điều trị ngay cho người bệnh .
2. Danh sách trực phải được phân công theo lịch và
được ghi lên bảng.
3. Thường trực phải được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ
phương tiện, thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc cấp cứu.
4. Vị trí thường trực phải có biển báo, bảng chỉ dẫn,
đèn sáng và có sổ ghi chép tình hình phiên trực.
5. Người thường trực phải có mặt đầy đủ, đúng giờ để
nhận bàn giao phiên trực trước và sau khi hết giờ phải bàn giao cho phiên
thường trực sau, không được rời bỏ vị trí thường trực.
6. Thường trực phải là người có đủ trình độ, độc lập
giải quyết công việc .
7. Nội dung báo cáo tình hình phiên trực : sau phiên
trực các trạm y tế phải tổ chức giao ban để nghe báo cáo tình hình thường trực.
Nội dung báo cáo phải được ghi đầy đủ vào sổ thường trực trong buổi giao ban như
sau : tổng số khám bệnh .
- Tử vong : Ghi rõ
diễn biến của người bệnh, cách xử lý, nguyên nhân, thời gian tử vong và những
việc làm cụ thể sau khi người bệnh tử vong .
- Cấp cứu : Ghi rõ
tên, tuổi, địa chỉ, chẩn đoán và cách giải quyết đối với từng người bệnh đến
cấp cứu.
- Thuốc : Ghi rõ
thuốc đã sử dụng cho từng người bệnh trong phiên thường trực .
- Tình hình diễn biến bất thường ( nếu có ).
II. QUI CHẾ CẤP CỨU
1. Phải khẩn trương và kịp thời cấp cứu ngay, không
được gây phiền hà trong thủ tục hành chính và không được đùn đẩy người bệnh.
2. Phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện , phương tiện
tốt nhất cho việc cấp cứu người bệnh .
3. Công tác cấp cứu phải bảo đảm hoạt động liên tục
24/24h.
4. Người bệnh cấp cứu phải chuyển viện : gọi điện lên
tuyến trên, báo cáo cụ thể tình hình người bệnh cấp cứu cho người nghe điện
thoại và yêu cầu xin hỗ trợ, trong khi chờ tuyến trên về hỗ trợ vẫn phải tiếp
tục hồi sức cho người bệnh theo khả năng của cơ sở, phải có sổ bàn giao người bệnh.
III. QUI CHẾ CHẨN ĐOÁN BỆNH, LÀM HỒ SƠ BỆNH ÁN VÀ KÊ
ĐƠN ĐIỀU TRỊ
1. Việc chẩn đoán bệnh và kê đơn điều trị có vị trí
quan trọng trong khám bệnh và chữa bệnh.
2. Hồ sơ bệnh án là tài liệu khoa học về chuyên môn kỹ
thuật, là chứng từ tài chính và là tài liệu pháp y. Việc làm hồ sơ bệnh án phải
được tiến hành khẩn trương, chính xác, khách quan, thận trọng và khoa học.
3. Khi tiến hành khám bệnh, chẩn đoán và kê đơn phải
kết hợp chặt chẽ các triệu chứng cơ năng , thực thể, yếu tố gia đình, xã hội và
tiền sử bệnh.
4. Khám bệnh, chẩn đoán xác định và ra y lệnh điều trị
đúng bệnh, đúng thuốc. Người bệnh nặng phải được khám ngay theo qui chế cấp
cứu.
5. Thăm khám người bệnh xong phải ghi chép đầy đủ
triệu chứng và diễn biến vào hồ sơ bệnh án. Chỉ định dùng thuốc phải phù hợp
với chẩn đoán. Người kê đơn phải chịu trách nhiệm về an toàn hợp lý và hiệu quả
sử dụng thuốc ( Phải ghi đúng danh pháp, hàm lượng thuốc và cách sử dụng thuốc
).
IV. QUI CHẾ SỬ DỤNG THUỐC
A- Qui định
chung:
1-
Sử dụng
thuốc cho người bệnh phải bảo đảm an toàn hợp lý, hiệu quả và kinh tế.
2-
Thuốc
phải được đảm bảo đến cơ thể người bệnh .
3-
Phải thực
hiện đúng qui định về bảo quản, cấp phát, sử dụng và thanh toán tài chính.
B- Qui định
cụ thể
1. Chỉ
định sử dụng và dùng thuốc cho người bệnh
- Thuốc
được sử dụng phải phù hợp với chẩn đoán bệnh , độ tuổi, cân nặng . Chỉ sử dụng
thuốc khi thật sự cần thiết .
- Thay đổi
thuốc phải phù hợp với diễn biến của bệnh. Nghiêm cấm sử dụng thuốc có hại đến
sức khỏe đã được thông báo hoặc khuyến cáo.
- Chỉ
dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được, cần tác dụng nhanh của thuốc và
thuốc chỉ dùng được đường tiêm.
2. Bảo
quản thuốc trong tủ thuốc theo qui định
Phải có danh mục thuốc cấp cứu sản, hộp thuốc cấp
cứu và tủ thuốc cấp cứu các bệnh thông thường . Nghiêm cấm cho cá nhân vay mượn
và đổi thuốc, mất thuốc.
3. Theo
dõi người bệnh sau khi dùng thuốc: Xử lý kịp thời các tai biến sớm và muộn do dùng
thuốc . Chú ý các phản ứng của thuốc ( Sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn )
4. Chống
nhầm lẫn thuốc
- Viết
tên thuốc đầy đủ rõ ràng.
- Ghi y
lệnh theo trình tự : thuốc tiêm, thuốc viên , thuốc nước.
- Trước
khi tiêm thuốc, cho người bệnh uống thuốc phải thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối
chiếu.
- Bàn
giao thuốc của người bệnh cho người thường trực sau.
- Nghiêm
cấm việc tự ý thay đổi thuốc và tự ý trộn lẫn các loại thuốc để tiêm.
- Phải có
khay đựng thuốc , tem nhãn thuốc kèm theo cơ số thuốc .
- Sau khi
sử dụng phải bổ xung ngay và đầy đủ số lượng .
V. QUY CHẾ
CHỐNG NHIỄM KHUẨN
A. Quy
định chung
1. Là
việc thực hiện đúng quy định về vô khuẩn, khử khuẩn, tiệt khuẩn các dụng cụ y
tế, vệ sinh nội, ngoại cảnh, vệ sinh cá
nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm .
2. Các
điều kiện để thực hiện công tác chống nhiễm khuẩn gồm : nước sạch, dụng cụ,
phương tiện hóa chất khử khuẩn .
B. Quy định cụ thể
1. Kỹ
thuật vô khuẩn
a/ Dụng
cụ, bông gạc, thuốc sử dụng trong những kỹ thật vô khuẩn phải được tiệt trùng :
ghi tên hộp, ngày sấy hấp, luộc
b/ Dụng
cụ y tế nhiễm khuẩn sau khi dùng xong phải được ngâm vào dung dịch tẩy uế trước
khi loại bỏ hoặc xử lý để dùng lại
c/ Khử
khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, đủ thời gian, đúng nhiệt độ hoặc đúng nồng độ
d/ Dụng
cụ, vật dùng sau khi khử khuẩn, tiệt khuẩn phải được bảo quản trong hộp kín có
niêm phong ghi rõ hạn dùng, cất giữ trong tủ kính đặt trong phòng vô khuẩn.
e/ Trước
khi tiến hành các thủ thuật vô khuẩn, người thực hiện phải theo đúng qui định
về vô khuẩn.
2. Trật tự vệ sinh ngoại cảnh
a/ Phải
có tường bao, cổng ra vào, biển phòng.
b/ Đường
đi phải sạch sẽ, bằng phẳng, bảo đảm an toàn khi vận chuyển người bệnh.
c/ Có
vườn thuốc nam, vườn hoa cây cảnh, cây xanh bóng mát
d/ Quần
áo, đồ vải phải phơi tập trung tại khu vực quy định .
e/ Có nơi
tập trung chất thải, có thùng chứa rác có nắp đậy
3. Trật
tự vệ sinh buồng bệnh
-
Phải có
đủ điện nước, ủng, găng tay vệ sinh, chổi xô, chậu, xà phòng, dung dịch khử
khuẩn. Có nơi rửa tay và phương tiện rửa tay.
-
Có nơi cọ
rửa dụng cụ, có đủ giá kê để bảo quản dụng cụ vệ sinh.
-
Các thiết
bị dụng cụ y tế trong buồng bệnh được bố trí sắp xếp thuận tiện cho việc phục
vụ người bệnh và vệ sinh tẩy uế.
-
Có đủ
thùng rác có nắp đậy để sử dụng.
4. Vệ
sinh buồng thủ thuật và các buồng khác.
-
Trần,
tường, bệ cửa, cánh cửa, buồng bệnh phải sạch, không có mạng nhện
-
Nền nhà
được lát gạch men, bảo đảm khô, sạch.
-
Tường
phải được lát gạch men tối thiểu 3 m từ nền nhà trở lên trần.
-
Phải tổng
vệ sinh 1 tuần 1 lần .
5. Vệ
sinh cá nhân
-
Móng tay
cắt ngắn, mặc quần áo, đội mũ y tế
-
Gương mẫu
vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung nơi làm việc.
VI. QUI
CHẾ CÔNG TÁC XỬ LÝ CHẤT THẢI
1.
Xử lý rác thải sinh hoạt: Hợp đồng với công ty có đủ tư cách pháp nhân hoặc tổ lấy rác của xã.
2.
Xử lý chất thải y tế: theo thông tư
số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT Thông tư liên tịch qui định về quản lý
chất thải y tế ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường.
(Theo QĐ số
.../QĐ-TTYT ban hành ngày 10/03/2016 của TTYT Thủy Nguyên)